Thử ngay cách làm bánh mì que mới ngon đến mê mẩn

Bánh mì que hay còn gọi là bánh mì cay, là một món ăn bình dị nhưng đầy sức hút. Bánh mì que có hình dạng thon dài như chiếc que, vỏ giòn rụm, ruột mềm xốp tạo nên hương vị đặc trưng khó cưỡng.

Công thức tự làm bánh mì que giòn rụm tại nhà thưởng thức hoặc kinh doanh

Bánh mì que với vẻ đẹp giòn tan và hương vị thơm ngon, đang trở thành một món ăn yêu thích không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Với những bước đơn giản và nguyên liệu dễ tìm, bạn có thể tự làm bánh mì que tại nhà để thưởng thức cùng gia đình và bạn bè hoặc tự mình kinh doanh. Hãy cùng TVP Food khám phá cách làm bánh mì que ngay bây giờ!

Nguyên liệu làm bánh mì que bao gồm như sau 

Bột mì

  • Loại bột mì: Nên sử dụng bột mì đa dụng (bột mì số 11) hoặc bột mì bột mì số 13
  • Khối lượng: 500gr (cho khoảng 10 – 12 chiếc bánh mì)

Bột làm bánh mì

Bột mì nguyên liệu thiết yếu cho món bánh mì.

Men nở

  • Loại men: Men nở instant (men nở khô) hoặc men nở tươi
  • Khối lượng: 18gr (1 muỗng cà phê)

Men nở làm bánh mì

Men nở dạng bột hoặc dạng viên.

Nước

  • 300ml (nước ấm)

Gia vị

  • Bơ lạt : 20gr
  • Dầu ăn : 10gr
  • Đường : 18gr
  • Muối : 5gr (1 muỗng cà phê)
  • Giấm : 10gr

Dụng cụ làm bánh mì gồm

  • Bát tô lớn
  • Máy nhào bột (hoặc có thể tự nhào bột bằng tay)
  • Khăn ủ bột
  • Khay nướng
  • Giấy nến

Các bước thực hiện làm bánh mì que

Bước 1: Kích hoạt men nở

Trong một cốc nước ấm khoảng 300ml, hòa tan 18gr đường18gr men nở khuấy đều hỗn hợp cho đến khi men và đường hoàn toàn tan hòa.

Sau khi khuấy đều, để hỗn hợp men nở yên bình trong vòng 15 phút để men có thời gian hoạt động và tạo ra khí CO2 cần thiết cho quá trình nở bánh mì.

Kích hoạt men nở

Kích hoạt men nở bí quyết cho món bánh mềm xốp.

Bước 2: Trộn bột

Cho bột mì 500gr vào tô lớn cho thêm vào 5gr muối10gr dầu ăn, bơ lạt 20gm vào trộn đều các nguyên liệu khô, thêm hỗn hợp men nở mới nãy đã kích hoạt vào trộn đều, đổ thêm 130ml nước15gr giấm dùng tay hoặc máy nhào trộn đều hỗn hợp bột cho đến khi thành khối bột dẻo mịn, không dính tay.

Trộn bột nguyên liệu bột mì, men nở, muối, nước.

Nguyên liệu bột mì, men nở, muối, nước,dấm.

Lưu ý:

  • Nên cho nước vào từ từ để kiểm soát độ ẩm của bột.
  • Nhồi bột trong khoảng 10-15 phút để bột gluten hình thành tốt.
  • Bột đạt yêu cầu khi.
  • Bột mịn, dẻo, không dính tay.
  • Bề mặt bột nhẵn mịn, bóng nhẹ.
  • Khi dùng ngón tay ấn vào bột, vết lõm phồng lên ngay.

Bước 3: Nhào bột

Bạn có thể nhồi bột bằng máy cho khối bột đã trộn vào âu của máy nhồi bật máy nhồi ở tốc độ thấp (khoảng 2-3) trong 5 phút, tăng tốc độ máy nhồi lên mức trung bình (khoảng 4-5) và nhồi thêm 10 phút.

Nhào bột làm bánh mì que

 Nhào bột kỹ lưỡng bí quyết cho chiếc bánh mì que giòn ngon.

Lưu ý:

  • Quan sát bột trong quá trình nhồi để điều chỉnh tốc độ phù hợp.
  • Nếu bột quá khô, có thể thêm một ít nước vào.
  • Nếu bột quá ướt, có thể thêm một ít bột mì vào.
  • Bột đạt chuẩn như thế nào, bột mịn, dẻo, không dính tay.
  • Bề mặt bột nhẵn mịn, bóng nhẹ.
  • Khi dùng ngón tay ấn vào bột, vết lõm phồng lên ngay.

Bước 4: Ủ bột

Rửa sạch và lau khay đựng bột thoa một lớp dầu ăn mỏng vào khay để tránh bột bị dính, cho phần bột đạt chuẩn vào tô lấy một ít dầu ăn thoa nhẹ vào lòng bàn tay và xoa đều khắp bột.

Dùng màng bọc thực phẩm phủ lên phía trên bề mặt khay trường hợp không có màng bọc thực phẩm, bạn có thể dùng một chiếc khăn ấm có kích cỡ phù hợp, ủ bột bánh mì và để cho bột nở gấp đôi trong vòng 1 tiếng.

Bột đạt chuẩn là khi bạn dùng tay ấn sâu vào khối bột, nếu khối bột vẫn giữ nguyên vết lõm là được.

Ủ bột làm bánh mì que

Ủ bột bước quan trọng tạo nên sự mềm mại cho bánh mì que.

Bước 5: Tạo hình bánh mì que

Sau khi ủ bột nở trong vòng 1 tiếng, thoa nhẹ dầu ăn vào 2 lòng bàn tay để tránh bột bị nát, nhồi sơ lại phần bột cho đều.

Dùng dao chia bột thành các phần bằng nhau, đầu tiên, chia đôi phần bột ra thành 2 phần đều nhau, mỗi phần chia đều thành 8 phần nhỏ rồi vo tròn lại, mỗi phần nhỏ có khối lượng dao động từ 50-55g, dùng màng bọc thực phẩm hoặc khăn ấm bọc lại để bột không bị khô.

Lấy từng phần bột nhỏ đã vo tròn ra và lăn dài, mỗi phần bột có độ dài từ 20-25cm.

Ủ lần 2 : Sau khi đã lăn bột thành hình que, tiếp tục ủ kín tầm 30 phút để bột nở lên gấp đôi.

Nhào bột tạo hình bánh mì que

Bánh mì que với kích thước và hình dạng đẹp mắt.

Lưu ý:

  • Nhồi sơ lại bột giúp bột nở đều hơn.
  • Chia bột thành các phần bằng nhau giúp tạo hình bánh đẹp mắt hơn.
  • Lăn bột thành hình que với độ dài phù hợp giúp bánh chín đều.
  • Ủ lần 2 giúp bánh mì mềm xốp.

Bước 6: Nướng bánh mì que

Làm nóng lò, bật lò nướng ở nhiệt độ 230°C và cho một ít nước vào khay trống dưới tầng cuối cùng của lò trong 10 phút, lót khay nướng bằng giấy nến.

Xịt nước lên bánh xịt một lớp nước mỏng lên bề mặt bánh mì que. Nướng bánh cho khay bánh vào lò nướng ở vị trí giữa. Nướng bánh trong 2 phút, tiếp tục xịt nước sau 2 phút, xịt thêm một lớp nước lên bề mặt bánh lặp lại thao tác này sau mỗi 4 phút.

Lấy khay nước ra sau 11 phút, lấy khay nước ở dưới cùng lò ra.Lật bánh khi mặt bánh bắt đầu vàng, dùng kẹp lật bánh để mặt kia cũng vàng đều.

Nướng bánh thêm 11 phút nữa tắt lò và lấy bánh ra sau 22 phút, tắt lò và lấy bánh mì que ra ngoài.

Giữ ấm bánh trải một lớp khăn ở dưới và phủ bánh mì que lên trên để giữ ấm.

Quy trình nước bánh mì que

Bước cuối cùng tạo nên hương vị hoàn hảo cho bánh mì que nướng bánh.

Lưu ý:

  • Nên làm nóng lò trước để bánh chín đều.
  • Xịt nước giúp bánh mì que giòn hơn.
  • Lấy khay nước ra sau 11 phút giúp bánh mì que có vỏ giòn và ruột mềm.
  • Lật bánh giúp bánh mì que vàng đều hai mặt.
  • Nên nướng bánh mì que cho đến khi vỏ bánh vàng giòn và ruột bánh mềm xốp.

Bước 7: Thưởng thức bánh mì que

Bánh mì que sau khi nướng có thể thưởng thức ngay khi còn nóng hoặc để nguội.Bánh mì que tại thời điểm này có vỏ ngoài giòn rụm, còn bên trong lại mềm mịn bạn có thể sử dụng một chiếc kéo để cắt một đường dọc ở bên hông của bánh, sau đó lấy một thìa để phủ đầy pate lên bánh. Nếu bạn thích ăn cay, bạn cũng có thể thêm một ít tương ớt để làm cho món ăn trở nên hoàn hảo hơn!

Thưởng thức thành phẩm bánh mì que

Thưởng thức thành phẩm bánh mì que ngon lành cành đào.

Mẹo làm bánh mì que ngon

  • Nên sử dụng bột mì có hàm lượng protein cao để giúp bánh mì nở tốt và giòn hơn.
  • Kích hoạt men nở đúng cách để đảm bảo bánh mì nở đều.
  • Nhào bột kỹ để giúp bánh mì nở đều hơn.

Xem thêm 6 loại nhân ăn chung với bánh mì que hấp dẫn

Xem thêm >>> 7+ Nhân bánh mì que khiến bạn muốn thử ngay lập tức!

Pate: Được phổ biến sử dụng trong ẩm thực Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Loại nhân pate này tạo ra một hương vị đậm đà và béo ngậy cho bánh mì que.

Phô mai ăn chung với bánh mì que

Bánh mì que & pa tê món ăn ngon dễ làm.

Phô Mai: Là một lựa chọn phổ biến cho nhân bánh mì que, phô mai sẽ tạo ra hương vị béo ngậy và thêm sự đa dạng cho bánh mì.

Phô mai ăn chung với bánh mì que

Thưởng thức bữa ăn ngon miệng với bánh mì que & phô mai.

Xúc Xích: Có thể được cắt nhỏ và đặt vào bánh mì que, tạo ra một hương vị thịt thơm ngon, hòa quyện cùng vị giòn rụm của bánh mì tạo nên sức hấp dẫn khó cưỡng, chỉ mất vài phút, bạn đã có một ổ bánh mì que và xúc xích ngon.

Bánh mì que & xúc xích cặp đôi hoàn hảo.

Chà bông: Là một loại nhân phổ biến trong bánh mì que, mang lại hương vị ngọt nhẹ và mặn vừa phải. Sự kết hợp giữa bánh mì que giòn tan và chà bông sẽ tạo ra một trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn.

Bánh mì que chà bông

Đơn giản nhưng ngon miệng bánh mì que ăn kèm jambon món ăn nhanh hoàn hảo.

Jambon (Thịt nguội): Jambon và bánh mì que là một sự kết hợp hoàn hảo cho một bữa ăn nhanh gọn, tiện lợi mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng, hương vị thơm ngon của jambon hòa quyện với vị giòn rụm của bánh mì que tạo nên một trải nghiệm ẩm thực khó cưỡng, bánh mì que jambon có thể ăn kèm với sữa tươi, nước trái cây hoặc cà phê, đây là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn có một bữa ăn nhanh gọn nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng.

Bánh mì que ăn chung với thịt nguội

Công thức mới lạ bánh mì que nướng & thịt nguội  vị ngon độc đáo.

Salad Rau: Rau sống như xà lách, cà rốt, hoặc dưa chuột, ớt sừng, ngò rí, cũng thường được thêm vào bánh mì que để tạo ra một lớp nhân rau tươi mát và giòn ngon.

Lưu ý cách bảo quản bánh mì que

Để bánh mì que được bảo quản tốt và giữ được hương vị cũng như độ giòn, bạn có thể thực hiện những bước sau.

Nhiệt độ phòng đặt bánh mì que vào túi giấy hoặc hộp kín và bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Bánh mì có thể giữ được độ giòn trong vòng 1-2 ngày.

Tủ lạnh bọc bánh mì que bằng khăn giấy hoặc màng bọc thực phẩm trước khi đặt vào hộp kín. Bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, có thể giữ độ giòn trong 3-5 ngày.

Hâm nóng bánh mì que nguội có thể hâm nóng bằng lò nướng, lò vi sóng hoặc chiên trên chảo chống dính.

Tránh bảo quản bánh mì que trong tủ lạnh quá lâu vì sẽ làm bánh mì bị ỉu và mất đi hương vị thơm ngon, hâm nóng bánh mì que trước khi ăn để bánh mì được giòn ngon hơn.

Bạn có thể cho thêm một vài cọng rau cần vào túi bánh mì que để giúp bánh mì giữ được độ giòn lâu hơn, bạn có thể sử dụng túi ziplock để bảo quản bánh mì que.

Xem thêm : Bí quyết bảo quản bánh mì que đúng cách không bị mốc khô

Đang xem: Thử ngay cách làm bánh mì que mới ngon đến mê mẩn

Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên
0 sản phẩm
0₫
Xem chi tiết
0 sản phẩm
0₫
Đóng
index